0975686966

Ô tô bị chết máy giữa đường cần xử lý như thế nào?

Đang đi trên đường mà ô tô đột ngột chết máy thì phải làm sao? Khi tình huống xấu này xảy ra, việc đầu tiên cần làm là bình tĩnh đưa xe vào lề đường trước khi dừng lại hẳn để tìm hiểu và khắc phục sự cố. Dưới đây là một số cách xử lý ô tô bị chết máy giữa đường.

Khi ô tô bị chết máy giữa đường, bạn hãy bình tĩnh đưa phương tiện vào lề đường bên phải trước khi dừng xe hoàn toàn. Tuyệt đối không dừng xe ở làn đường trái hoặc ngoài cùng trên đường cao tốc. Bật đèn cảnh báo và đặt biển cảnh báo nếu có thể trước hoặc sau khoảng 100m để các phương tiện khác lưu ý.

Sau đó bạn kiểm tra các bộ phận cơ bản để tìm hiểu nguyên nhân khiến xe ô tô bị chết máy giữa đường và có biện pháp xử lý tốt nhất. Chúng tôi đã tổng hợp một số nguyên nhân chính của hiện tượng xe bị chết máy đột ngột. Hãy cùng tham khảo và kiểm tra xem chiếc xe của mình có đang gặp sự cố như vậy không nhé!

ô tô chết máy giữa đường

 

Nguyên nhân và cách xử lý ô tô bị chết máy giữa đường

1. Ô tô chết máy giữa đường vì hết xăng

Trường hợp này nghe có vẻ buồn cười nhưng không phải không có khả năng xảy ra. Có thể do trước khi lên đường bạn đã không kiểm tra lượng xăng trong bình hoặc tính toán sai dẫn đến xe hết xăng và chết máy giữa đường.

Cách khắc phục duy nhất là tìm cách nạp lại nhiên liệu cho xe. Bởi việc hết nhiên liệu dẫn đến chết máy sẽ để lại nguy hiểm cho xe của bạn. Nó có thể gây hỏng bơm xăng bất cứ lúc nào. Chúng tôi khuyên bạn nên nạp đủ nhiên liệu trước khi xuất phát và đổ xăng khi xe có cảnh báo sắp hết nhiên liệu.

ô tô hết xăng, nhiên liệu

2. Ô tô chết máy giữa đường do nước làm mát

Sự cố hết nước làm mát dẫn đến chết máy cũng xảy ra khá phổ biến. Nhiều người thường chủ quan, không kiểm tra định kỳ nước làm mát, có hiện tượng rò rỉ. Điều này khiến cả hệ thống giải nhiệt gặp sự cố, quạt làm mát không hoạt động. Từ đó gây nóng máy, bó máy. Hậu quả là bạn phải tu sửa lại hệ thống với chi phí lên đến cả chục triệu đồng.

Nguyên nhân khác cũng có thể do chất lượng nước làm mát kém. Gây tình trạng đóng cặn, tắc hoặc làm vô hiệu hóa chức năng làm mát. Từ đó, xe ô tô cũng có thể bị chết máy giữa đường.

Để đề phòng nguyên nhân này, bạn hãy nhớ kiểm tra nước làm mát định kỳ và quan sát đồng hồ đo nhiệt nước làm mát. Khi thấy đèn cảnh báo hoặc nhiệt độ tăng vọt lên vị trí H thì cần dừng xe lại, bật nắp ca-bô và kiểm tra.

3. Ô tô chết máy giữa đường do không kiểm tra dầu thường xuyên

Nhiều chủ xe do không để ý đã vô tình sử dụng loại dầu kém chất lượng dẫn đến cháy dầu hoặc đóng cặn trong động cơ. Nhiều trường hợp có hiện tượng rò rỉ dầu cũng gây cạn kiệt dầu máy. Hiện tượng này gây bó máy, gãy tay biên, dẫn đến chi phí sửa chữa tốn kém.

Bạn nên chọn loại dầu chính hãng được cung cấp bởi những đơn vị uy tín để đảm bảo xe vận hành tốt nhất. Đồng thời để ý nếu thấy đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ nháy sáng trên bảng đồng hồ và có dầu nhỏ xuống nền thì nên dừng lại để kiểm tra kỹ càng.

kiểm tra chất lượng dầu nhớt

Xem thêm: 8 mẹo tiết kiệm nhiên liệu khi lái xe ô tô hiệu quả

4. Ô tô chết máy giữa đường vì mất điện

Sự cố mất điện có thể đến từ hệ thống bugi, dây cao áp, nguồn cấp điện. Hệ thống đánh lửa hỏng có thể do sử dụng quá lâu, không được vệ sinh, xe ngập nước hoặc chuột cắn dây điện.

Đèn cảnh báo lỗi động cơ sẽ bật sáng. Nhưng cũng có trường hợp, động cơ ô tô chết đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước.

5. Ô tô chết máy do kim phun không được vệ sinh, bảo dưỡng

Kim phun có chức năng phun nhiên liệu vào buồng đốt để gây nổ. Nếu cặn bẩn bám vào các lỗ phun và bộ lọc phun lâu ngày sẽ gây tắc. Dấu hiệu để biết hiện tượng này là máy yếu hơn, có thể bị rung giật hoặc xe bị chết máy bất ngờ. Mặc dù không gây hỏng hóc nghiêm trọng nhưng kim phun vẫn cần được vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ.

ô tô bị chết máy giữa đường

6. Ô tô chết máy giữa đường vì tắc lọc nhiên liệu

Thực tế, nhiên liệu luôn có chứa nhiều cặn bẩn. Sau thời gian không được thay thế, lọc nhiên liệu có thể bị tắc khiến nhiên liệu không được bơm lên động cơ và gây chết máy.

Bộ phận lọc tắc khiến cho bơm nhiên liệu phải làm việc quá tải và gây hỏng bơm. Dấu hiệu là động cơ nóng hơn bình thường, không “bốc”, thậm chí là rất yếu hoặc chết máy khi tăng ga. Do đó, bạn cần kiểm tra lọc nhiên liệu thường xuyên và thay mới định kỳ.

7. Ô tô chết máy vì hư bộ phận bơm xăng, bơm dầu

Thường xuyên để cạn nhiên liệu sẽ khiến bơm nhiên liệu “chết” đột ngột. Bơm hỏng sẽ gây chết máy do nhiên liệu không được cung cấp vào buồng đốt. Do đó, hãy kiểm tra nhiên liệu thường xuyên và không lái xe đường dài khi xe gần cạn nhiên liệu.

xử lý ô tô chết máy

Xem thêm: Những hậu quả phải đối mặt khi sử dụng dầu nhớt kém chất lượng

Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân và cách xử lý ô tô bị chết máy giữa đường. Hy vọng bài viết đem lại thông tin hữu ích với bạn đọc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1
Bạn cần hỗ trợ?