Làm sao để lựa chọn dầu nhớt ô tô phù hợp cho động cơ
Chắc hẳn ai cũng biết dầu nhớt ô tô là vô cùng cần thiết và quan trọng với động cơ xe. Tuy nhiên, lựa chọn dầu nhớt như thế nào để phù hợp với xe lại là yếu tố rất quan trọng. Bởi nó sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của động cơ của chúng ta.
Trong đó, chúng ta cần phải lưu ý về môi trường hoạt động, tình trạng và tuổi thọ động cơ, các cấp độ và chỉ số độ nhớt, thời gian thay dầu…. Bởi những yếu tố này một phần cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của xe.
Yếu tố về môi trường hoạt động: Trong các môi trường hoạt động khác nhau, động cơ sẽ cần một loại dầu nhớt phù hợp. Các nhà sản xuất dầu nhớt ô tô sẽ sản xuất những sản phẩm được thiết kế đặc biệt, với mục đích sử dụng trong các điều kiện môi trường hoạt động khác nhau. Một số sản phẩm dầu nhớt có thể kể đến như:
- Dòng sản phẩm Multilife: Đây là dầu nhớt ô tô dành cho những loại xe hoạt động nhiều trong khu vực nội thành, phố xá hay xảy ra tình trạng kẹt xe. Bởi loại dầu này được phát triển dựa trên công nghệ phụ gia Low/Mid- SAPS. Đây là công nghệ giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ động cơ ngay cả khi phải dừng hay phải hoạt động liên tục. Loại dầu nhớt ô tô này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn EURO 4, 5,6.
- Dòng sản phẩm X-RPM Competition: Được phát triển dựa trên các công nghệ của xe đua. Loại dầu này có độ nhớt rộng và cho hiệu suất vượt trội, tăng công suất động cơ gấp 3 lần. Sản phẩm dầu nhớt ô tô phù hợp với các dòng xe hoạt động nhiều trên các cung đường cao tốc, quốc lộ,…
- Dòng sản phẩm Multilife và Versimax: Được thiết kế phù hợp sử dụng cho các loại xe có hoạt động tải nặng như xe tải, xe khách, xe thương mại,…
Các cấp độ SAE và chỉ số độ nhớt API: Phải sử dụng dầu có chỉ số SAE theo yêu cầu. Còn chỉ số API càng cao có nghĩa chất lượng dầu càng tốt.
– Chỉ số SAE: Đây là chỉ số phân loại dầu theo độ nhớt ở 100 độ C và -18 độ C của Hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ (Society of Automobile Engineers) ban hành tháng 6 năm 1989. Tại một nhiệt độ nhất định, ví dụ như ở 100 độ C chỉ số SAE lớn tức là độ nhớt của dầu cao và ngược lại. Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm dầu đó là đơn cấp hay là đa cấp.
– Loại đơn cấp: Là những loại dầu nhớt ô tô chỉ có một chỉ số độ nhớt. Ví dụ SAE40, SAE50, SAE10W, SAE20W. Cấp độ nhớt có chữ W (có nghĩa là Winter: mùa đông). Dựa trên chỉ số độ nhớt có nhiệt độ thấy tối đa (Độ nhớt có nhiệt độ khởi động từ -30 độ C đến – 5 độ C). Để xác định nhiệt độ khởi động đi theo các ký tự, từ đó người sử dụng chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm.
Ví dụ: Dầu SAE10W sẽ khởi động tốt ở -20 độ C hoặc SAE15W sẽ khởi động tốt ở-15 độ C hoặc SAE20W ở -10 độ C…
Còn chỉ số độ nhớt không có chữ W chỉ dựa trên cơ sở độ nhớt ở 100 độ C.
Ở Việt Nam trừ các vùng núi phía Bắc về mùa đông có nhiệt độ nhiều nơi 0 độ C không quá lạnh so với các nước hàn đới. Do đó các loại 15W hoặc 20W thường được sử dụng về mùa đông các chỉ số đứng trước chữ cái W có số càng nhỏ thì càng đắt. Bởi các nhà sản xuất phải thêm một số chất phụ gia vào dầu bôi trơn.
– Loại đa cấp: Là loại có 2 chữ số độ nhớt. Ví dụ như SAE15W-40, SAE20W-50. Ở nhiệt độ thấp (mùa đông) có cấp độ nhớt giống như loại đơn cấp: SAE15W, SAE20W còn ở nhiệt độ cao có độ nhớt cùng loại với loại đơn cấp SAE40; SAE50. Dầu có chỉ số độ nhớt đa cấp có phạm vi nhiệt độ môi trường sử dụng rộng hơn so với loại đơn cấp.
Các chỉ số càng to thì dầu có độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ dầu nhớt đơn cấp SAE-40 dùng cho môi trường có nhiệt độ từ 26 độ C đến 42 độ C. Trong khi dầu nhớt đa cấp 10W/40 có thể sử dụng ở môi trường có nhiệt độ thay đổi rộng hơn từ 0 đến 40 độ C. Dầu thường dùng ở nước ta là loại SAE 20W-50 hoặc 15W-40.
Chỉ số API: Đây là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện dầu mỡ Hoa Kỳ (American Petroleum Institute). API phân ra hai loại dầu chuyên dụng và dầu đa dụng.
– Dầu chuyên dụng: là loại dầu chỉ dùng cho một trong 2 loại động cơ xăng hoặc diesel.
- Cấp S dùng để sử dụng cho động cơ xăng. Thí dụ: API-SH
- Cấp C dùng để sử dụng cho động cơ diesel. Thí dụ: API-CE.
Chữ thứ 2 sau S hoặc C chỉ cấp chất lượng tăng dần theo thứ tự chữ cái. Càng về sau chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt. Việc làm đó giúp thích nghi với các điều kiện hoạt động của động cơ .
– Dầu đa dụng: Đây là loại dầu bôi trơn có thể dùng cho cả động cơ xăng và động cơ diesel. Trên các sản phẩm dầu động cơ thương mại, các nhà sản xuất thường ghi đầy đủ cách phân loại này.
Thời gian thay dầu: Sau một thời gian động cơ làm việc, dầu nhớt ô tô sẽ bị biến chất do oxy hóa. Nhiệt phân, bụi nước xâm nhập, phụ gia trong dầu bị tiêu hao và mất dần đặc tính nên không đảm bảo các công dụng thông thường như kể trên. Điều đó dẫn tới việc cần phải thay thế kịp thời. Thời gian thay dầu sẽ phụ thuộc vào môi trường hoạt động, điều kiện làm việc của động cơ và chất lượng của dầu nhớt.
Thông thường, thời gian thay dầu thường được các nhà sản xuất khuyến cáo theo số Km đã đi được. Tuy nhiên, nếu động cơ hoạt động trong những môi trường bất lợi hoặc điều kiện khắc nghiệt sẽ cần được thay thế sớm hơn.
Một điều quan trọng là đối với động cơ ô tô, chúng ta nên thay lọc nhớt sau khoảng 2-3 lần thay dầu động cơ. Vì trong quá trình hoạt động của động cơ sẽ tạo ra cặn bám vào lọc nhớt. Từ đó dẫn đến lọc nhớt không còn làm việc hiệu quả nữa, điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm tổn hại đến động cơ.
Chọn loại dầu nhớt ô tô nào là tốt: Dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp hay dầu gốc bán tổng hợp?
Công nghệ ngày càng tiên tiến, phát triển như hiện nay, các nhà sản xuất đều tung ra thị trường các loại dầu gốc đều có chất lượng rất tốt. Lựa chọn loại dầu nhớt ô tô nào cho hợp với khả năng kinh tế của người sử dụng đều được.
Xem thêm: Cách xử trí khi ô tô bị nổ lốp trên đường
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần được hỗ trợ nhé. Chúc các bạn sớm chọn được loại dầu ô tô tốt nhất dành cho xe của mình.